Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Thác A Don, người dân hay gọi là thác Khe Me, nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về phía Bắc, theo tuyến quốc lộ 1A, vừa đi vừa thả hồn theo gió cùng với cái nắng mùa hè của thành thị tạo nên một cảm giác thật tuyệt.



Con đường đến với A Don khá hiểm trở, lắt léo nhưng không nguy hiểm. Cũng giống như những thác nước khác, A Don cũng có hai phần tách biệt: thác nước chảy xiết phía trên và hồ nước yên lặng, trong vắt phía dưới. Nhưng có một điều đặc biệt là thác nước có những đường cắt xẻ độc đáo.




Đến đây, du khách được đắm mình trong dòng nước mát lạnh trong veo, được vùng vẫy, đùa nghịch giữa hồ nước yên tĩnh hay cảm nhận những giai điệu du dương được cất lên từ tiếng thác chảy khiến tâm hồn bạn như tan chảy và thoải mái. Cùng với đó là những cuộc chuyện trò cùng bạn bè tạo nên những trận cười sảng khoái làm vang dội cả rừng xanh…




Với những cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa tại Huế cùng nhiều địa điểm hấp dẫn khác nhau, bạn sẽ được thỏa sức khám phá những điểm đến thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.



Giữa tháng 12/2003, Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của LHQ (UNESCO) công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngày 31/1/2004 tại Paris thủ đô nước Pháp, lễ đón bằng công nhận đã được tổ chức. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu được UNESCO công nhận - một vinh dự to lớn cho cả dân tộc Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.



Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước; Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều.




Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm. Tuy nhiên, vai trò của nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc hòa nhạc phục vụ các nghi lễ mà còn cho thấy là một phương tiện giao tiếp và thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh và các vua chúa thời phong kiến, cũng như truyền tải được những tư tưởng triết lý và tri thức về vũ trụ của người Việt Nam.

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều.
Ăn một tô bún Huế, du khách không những được thưởng thức một món ngon của vùng đất cố đô mà còn được thụ hưởng cả nét văn hóa ứng xử đầy lòng hiếu khách của người dân nơi đây.



Bún bò là một món ăn bình dân, phổ thông trong bá tính, ai cũng biết, cũng ăn được và nấu được, nhất là nguyên vật liệu dễ kiếm, đâu cũng có, chỉ hơn thua nhau ở chỗ người có khiếu nấu ăn, có kinh nghiệm, có nghệ thuật, quan trọng hơn là có tấm lòng.



Bát bún dọn ra đầy đặn với những sợi bún to trắng tinh, móng giò cùng thịt bò vừa tới chín, ăn mềm, ngọt và đậm đà. Bún bò Huế có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, chả (thịt bò quết nhuyễn), tiết luộc cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng.




Thành phần tuy đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình, tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Đến Đà Nẵng, nếu bạn bỏ lỡ cơ hội đến chợ Cồn thì quả là đáng tiếc. Chợ Cồn nằm ngay trung tâm thành phố, nơi giao thương sầm uất nhất của Đà Nẵng. Là nơi quy tụ nhiều hoạt động trao đổi hàng hóa mua sắm của Đà Nẵng. Đồng thời chợ Cồn chứa nhiều nét văn hóa thu hút khách du lịch đến tham quan và mua sắm.



Hiện nay Chợ Cồn có khoảng 2.000 hộ kinh doanh với đầy đủ các loại mặt hàng khác nhau, Chợ Cộn đón khách hơn 11.000 lượt trong đó gồm người dân tại Đà Nẵng và chủ yếu là du khách trong nước và quốc tế.



Hàng hoá ở chợ phong phú, đa dạng với đủ các mặt hàng từ phổ thông đến cao cấp theo phương thức bán sỉ và lẻ. Tuy không phải là chợ đêm nhưng chưa đêm nào vãn bóng người.




Chợ Cồn được xem là thiên đường ẩm thực của Đà Nẵng, với nhiều hàng quán chen chúc nhau. Rất nhiều món ăn đặc sản được bày bán ở chợ. Với khu ẩm thực riêng, được bày biện sạch sẽ, thoáng mát, nghi ngút hương thơm của các món ăn dân dã sẽ cho thực khách tự do lựa chọn món ngon để thưởng thức.

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng mình thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa.



Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường.



Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào. Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế. Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn 2 tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.




Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Đến phố cổ Hội An, ngoài việc được đi dạo phố về đêm, tham quan những khu phố cổ, du khách sẽ được tham gia buổi chợ về đêm đầy náo nhiệt tại nơi phố Hội này.



Chợ đêm Hội An bao gồm gần 50 gian hàng trải theo tuyến phố dài hơn 300m, với đủ các chủng loại hàng hóa, hợp thành không gian mua bán tấp nập, náo nhiệt đậm tính địa phương.



Tính địa phương đó không chỉ là cái giọng đặc sệt phố Hội mà còn là không khí mua bán thân thiện, là những sản vật thủ công của người bản xứ…



Từ đèn lồng Hội An truyền thống với  nhiều màu sắc kiểu dáng khác nhau, đến những chiếc tò he xinh xắn, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, lụa là… và cả những món ăn nổi tiếng của đô thị cổ như cao lầu,mì quảng, chè mè đen… Cứ đến khoảng tầm 17 giờ chiều, chợ lại bắt đầu nhóm họp, và kéo dài đến 23 giờ đêm.



Nếu có dịp đến với miền Trung, đến với xứ Quảng, đừng quên trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc bên phố Hội, bên sông Hoài và giữa chợ đêm nhộn nhịp, náo nhiệt.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Đến với xứ Huế mộng mơ với nhiều phong cảnh đẹp hữu tình cùng tiết trời nhẹ nhàng bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi biết đến món cơm Hến, món cơm ngon đậm đà hấp dẫn.
Hình ảnh xứ Huế trở lại trong tâm trí mỗi người với những mẹ, những chị gánh cơm hến quanh các xóm làng.  Đặc sản của một miền quê được gánh trên đôi vai gầy người con gái mà trở nên đằm thắm đến lạ thường. Rồi dần dần cùng với thời gian, cơm hến đã trở thành đặc sản xứ Huế, mỗi du khách tới đây đều tìm đến những quán cơm Hến tại Đà Nẵng.



Với những du khách lần đầu thưởng thức món này, sẽ thấy tò mò có khi thêm đôi chút thất vọng khi thấy món ăn chỉ là cơm nguội, hến cùng ít rau sống... Thế nhưng, chỉ khi trộn đều lên và thưởng thức, khi đó du khách mới thực sự cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Bát cơm Hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Thêm vào đó là cái vị đậm đà của mắm ruốc Huế, cái bùi của đậu phộng, giòn rụm của da heo, hơn tất cả là vị cay đặc trưng của ớt Huế... khiến thực khách vừa ngon miệng vừa phải toát mồ hôi.

Cơn hến dân dã nhưng cách chế biến lại khá cầu kỳ.  Theo người dân Huế thì hến chế biến món ăn này phải được đánh bắt từ Cồn Hến, vì nơi đây cho những con hến nhỏ nhưng chắc thịt và có vị ngọt đậm của nó. Hến sau khi đánh bắt về được ngâm cho nhả bùn đất, rửa sạch luộc chín rồi đãi lấy phần thịt. Phần nước luộc được lắng cặn để riêng khi dùng với cơm.
Ngoài hến, các thành phần khác cũng được chuẩn bị một cách tỉ mỉ. Cơm để làm món ăn này phải là cơm nguội. Bên cạnh hến và cơm nguội, món ăn còn được pha trộn với nhiều nguyên liệu phụ khác như hoa chuối, bắp chuối, bạc hà, rau răm, húng thơm... cùng ớt, mắm ruốc sống, da heo chiên vàng...


Hãy đến với xứ Huế để có thể thưởng thức những món ăn bình dị nhưng ngon đến lạ thường, đậm đà và cuốn hút.


Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Hội An là thị xã cổ xưa của người Việt, nằm ở vùng hạ lưu ngã ba sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía nam.



Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa,…Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.



Trải qua nhiều thế kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ.



Bước chân du lịch phố cổ Hội An, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, tách khỏi mọi dòng chảy và sức phá huỷ của thời gian. Không có tiếng động cơ gầm rú cũng không có những thương hiệu rực rỡ đèn màu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Dãy nhà cổ hai tằng quay lưng phía bến sông Hoài, Hội quán Quảng Ðông, Phúc Kiến... đang lặng lẽ tồn tại để con người hoài niệm về một thời quá khứ.




Đến với Hội An, du khách sẽ được đi ngược thời gian trở về với không khí cổ xưa của của người Việt, sầm uất nhưng không mất đi vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Nhắc đến các khu du lịch sinh thái tại Đà Nẵng, chắc hẳn ai cũng biết đến khu du lịch Ngầm Đôi. Ngầm Đôi là nơi hợp thành của hai dòng chảy trước khi đổ ra sông, và cái tên Ngầm Đôi cũng đã phần nào nói lên điều đó. Đây là khu du lịch đã có tên tuổi và là lựa chọn hấp dẫn cho những chuyến tham quan, dã ngoại bởi cảnh đẹp và sự hòa hợp với thiên nhiên.



Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km, Ngầm Đôi được nhắc đến như một sáng tác hài hòa của thiên nhiên, đó là sự hoang sơ của núi rừng, không khí trong lành mát mẻ hòa quyện với những dòng suối trong vắt.



Suối ở Ngầm Đôi đặc biệt hấp dẫn du khách bởi những tảng đá lớn dọc bờ sông với nhiều hình thù lạ mắt. Đặc biệt, nước suối ở đây trong vắt và mát lạnh, rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại và tắm suối. Nhiều người muốn đến đây cũng chỉ để thỏa thích bơi lội trong làn nước trong xanh và tận hưởng khung cảnh thơ mộng của núi rừng.



Dọc hai bên bờ suối có những thạch bàn phẳng lì nằm nghiêng nghiêng khá rộng, du khách có thể ngồi hoặc ngả lưng khi dừng chân ngắm cảnh. Những cây trang rừng đang tỏa sắc vào mình vào khung cảnh thiên nhiên. Nước suối trong vắt, mát lạnh, ta có thể nhìn thấy được từng hạt cát, những đàn cá tung tăng bơi lội.  Nước chảy xối xả, tung bọt trắng ngần, hơi nước bay vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. 



Ngầm Đôi mang lại cho bạn những phút giây thư giãn thoải mái mà không phải ở đâu cũng có. Cùng hòa vào thiên nhiên núi rừng nghe tiếng suối chảy róc rách hay những tiếng chim rừng hót líu lo sẽ làm bạn thư giãn và có một chuyến đi nghỉ dưỡng cuối tuần vui vẻ tại Ngầm Đôi.



Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Công viên Châu Á - Asian Park là khu vui chơi giải trí mang tầm đẳng cấp Đông Nam Á. Công viên Châu Á có tổng diện tích quy hoạch là 880.082m2, gồm 763.208m2 mặt đất và 116.874m2 mặt nước.


Công viên mang tầm cỡ trong khu vực này chia làm 4 khu chức năng chính: công viên văn hóa, công viên trò chơi, khu nhà biểu diễn đa năng và bãi đỗ xe với 9 phân khu của 9 nền văn hóa đặc trưng tiêu biểu nhất Châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí năng động, sôi nổi và cả các hoạt động giải trí nhẹ nhàng dựa vào đặc trưng của các quốc gia này.

Khu công viên trò chơi

Khu công viên trò chơi được thiết kế với các loại hình vui chơi giải trí năng động, sôi nổi, mới nhất hiện nay. Một số hạng mục trò chơi nổi tiếng sẽ có mặt tại Asia Park như tàu lượn siêu tốc, tàu điện trên cao, tháp rơi tự do, máng trượt tốc độ cao…


Tàu lượn siêu tốc

Trò chơi mang tính mạo hiểm này rất  thu hút khách du lịch. Một hạng mục cực kì hấp dẫn, có lẽ là được chú ý tại Công viên châu Á Asia Park , đó là RollerCoaster, tàu lượn siêu tốc. Đây là 1 trò chơi “đúng chất cảm giác mạnh”, không dành cho người yếu tim.


 Khu giao thoa của các nền văn hóa

Nơi đây có 9 nền văn hóa đặc trưng tiêu biểu nhất của châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam.Mỗi nền văn hóa sẽ bao gồm các công trình kiến trúc, cảnh quan, di tích lịch sử, nghệ thuật, giải trí, ngành nghề thủ công... thu nhỏ mang tính biểu trưng của mỗi quốc gia để du khách có thể tìm hiểu.


Vòng quay mặt trời Sun Wheel

Đây là một trong 10 vòng quay cao nhất thể giới với 64 cabin, trở với lượng khách tối đa 684 người một lần và mỗi vòng quay khoảng 15 phút.  Ngồi trên cabin của vòng quay bạn sẽ được ngắm cảnh thành phố Đà Nẵng như thu nhỏ lại trong tầm mắt của bạn.


Đến với công viên Châu Á bạn sẽ được thỏa sức vui chơi, trải nghiêm những trò chơi hiện đại, hấp dẫn nhất.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Thành phố Đà Nẵng là một địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Trong đó có một địa điểm du lịch mới đang thu hút nhiều khách du lịch chính là địa điểm du lịch sinh thái Bãi Cát Vàng bởi vẻ đẹp hoang sơ và cuốn hút nơi đây.



Khu du lịch Bãi Cát Vàng  thuộc bán đảo Sơn Trà, hiện có diện tích đưa vào khai thác gần 10.000 m2, được thiên nhiên ban tặng cho bãi cát dài uốn mình bên làn nước biển trong veo, mát lạnh, bao quanh là khung cảnh núi rừng kì vĩ, xanh ngát.



Vào buổi sáng sớm, du khách sẽ được ngắm bình minh trên biển, chiêm ngưỡng cảnh biển mà ngắm nhìn mặt trời đỏ rực từ từ nhô lên trên biển chiếu những ánh ban mai ban đầu. Khung cảnh biển bao la giữa mây trời vào buổi trưa, khi những nắng bây giờ bắt đầu gay gắt hơn, du khách có thể ngồi dưới những chòi nghỉ ngắm cảnh biển, nước biển trong xanh. Du khách sẽ cảm nhận được những cơn gió biển mát rượi thổi vào làm tan đi bao muộn phiền ưu tư, lặng nghe tiếng sóng vỗ bờ rì rầm trên bãi cát…



Địa điểm du lịch Bãi Cát Vàng còn cung cấp cho du khách những dịch vụ vui chơi giải trí trên biển. Du khách sẽ có những trải nghiệm hết sức thú vị khi được trực tiếp tham gia các trò chơi lặn biển với những trang bị cần thiết, trở thành những ngư dân khi được tự tay bắt những loài ốc biển, bắt cá bằng súng bắn cá, bào ngư, ngọc nữ….Bên cạnh đó địa điểm du lịch sinh thái này còn tổ chức các cuộc thi như kéo phao chuối, đua thuyền thúng, chèo kayal, đi cầu khỉ, bắt vịt hay thử làm ngư dân trong những trò quăng lưới bắt cá…

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Khi nhắc tới Quảng Nam Đà Nẵng chắc hẳn không ai có thể quên được món mỳ quảng Đà Nẵng, mì quảng ngon một cách bình dân và vị ngon độc đáo, hấp dẫn.



Mì Quảng không giống các loại mì khác, mì Quảng có rất nhiều loại khác nhau tuy nhiên hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương vô cùng thơm ngon. Mì Quảng được xem là món ăn đặc trưng và phổ biến nhất Quảng Nam. 



Ăn mì Quảng cần phải ăn với rau sống thì mới đúng vị ngon của nó như húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.



Và thành phần khôn thể thiếu là đậu phụng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Vị thơm của đậu phụng rang và giòn của bành tráng làm cho món ăn này trở nên hấp dẫn hơn.
Nhìn tô mì bốc khói với những chú tôm tươi đỏ mọng, lòng đỏ trứng vàng ươm kết hợp với màu xanh tươi mát của rau sống và hành hoa quả thật thực khách không thể kiềm nổi cơn đói đang trào dâng.



Thơm ngon hấp dẫn, đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon hấp dẫn khác nhau.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Thành phố Đà Nẵng nổi tiếng về vẻ đẹp lung linh về đêm và một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp ấy, một đóng góp rất lớn từ cây cầu đặc biệt Cầu Rồng.



Đây là lần đầu tiên một công trình ở Việt Nam do nhà thiết kế chiếu sáng Việt Nam thực hiện nhận được giải thưởng của IALD trong lịch sử 31 năm của giải thưởng lâu đời nhất trong ngành, được xem tương đương như Oscar trong điện ảnh hay Pritzker trong kiến trúc.




Được thông xe vào năm 2013, cầu Rồng là cây cầu thứ 7 bắc qua con sông Hàn nổi tiếng ở Thành phố Đà Nẵng. Với kiến trúc độc đáo và khả năng trình diễn phun lửa – nước, cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) được nhiều trang giải trí, du lịch nổi tiếng thế giới đánh giá cao mỗi khi nhắc đến.



Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và Bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước như thật.



Phần đầu và đuôi rồng được thiết kế theo phong cách rồng thời Lý. Đầu rồng có khả năng phun lửa và nước. Cầu được khởi công xây dựng tháng 7/2009 và hoàn thành sau gần 4 năm thi công, dài 666m và tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Vừa qua, cầu Rồng được giải thưởng quốc tế FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới.



Các du khách tới nơi đây sẽ không thể quên đi được hình ảnh cây cầu hình rồng không chỉ nổi trội giữa ban ngày mà còn rực sáng vào ban đêm, điểm đặc biệt hơn là rồng có khả năng phun lửa, phu nước đây mới là điều gây ấn tượng nhất. Cầu Rồng mới đây đã được trang Viralnova bình chọn là một trong 30 cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh. Cầu Rồng không những được thế giới biết đến là biểu tượng cho sự thịnh vượng của Việt Nam mà còn là biểu tượng thịnh vượng cho toàn châu Á.


Đến với Hội An bạn không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp phố cổ Hội An mà bạn còn được thưởng thức những món ăn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là món cao lầu nổi tiếng trong hảnh trình tour du lịch Đà Nẵng giá rẻ tới Hội An.



Cao lầu, món ăn độc đáo gắn liền với phố cổ Hội An. Mới nhìn cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải mì. Người ta ít biết đến cao lầu không phải vì nó không ngon mà vì món ngon này khiêm nhường. Nhiều người cho rằng món này của người Hoa, nhưng Hoa kiều ở đây lại không công nhận nó. Còn người Nhật thì cho rằng nó giống mỳ udon của họ nhưng khác về hương vị và cách chế biến.



Tinh túy của món cao lầu là sợi mì, thường được chế biến rất công phu. Đầu tiên, gạo thơm đem ngâm vào nước tro, mà phải là tro nấu củi lấy ở tận Cù Lao Chàm, khi ngâm mới tạo ra được sợi mì có độ giòn, dẻo, và khô. Sau đó lọc kỹ, xay thành bột; nước xay gạo phải là nước ở giếng Bá Lễ do người Chăm làm cách đây cả ngàn năm, mới được nước ngọt, không bị phèn và mát lạnh. Tiếp tục dùng vải bòng nhiều lần cho bột dẻo, khô, cán thành miếng vừa cô, xắt thành từng sợi, đem hấp nhiều lần rồi phơi khô để làm sợi mì. Qua nhiều lần xử lý như vậy nên dù cao lầu có để qua đêm cũng không sợ ôi thiu.



Người ta thường ăn cao lầu với giá trụng nước sôi nhưng không được quá mềm. Thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Giá trụng đổ ra tô, xếp mì lên trên, thêm vài lát thịt xíu rồi đổ tép mỡ (da heo chiên giòn) và một muỗng mỡ heo rán để sẵn bên lò nước. Với thịt xíu, chỉ dùng thịt heo cỏ, thịt săn chắc, thơm, vừa mỏng da vừa nhiều nạc và nước của nó mới có vị ngọt. Khi ăn, cao lầu cho cảm giác sựt sựt của sợi mì, đủ mùi vị chua, cay, đắng, chát, ngọt của rau sống, hương vị của mắm, bột thơm, nước tương… và tép mỡ vỡ tan trong miệng.



Cao lầu không nổi tiếng như nhiều món ăn khác ở Việt Nam nhưng nó thật đáng để thưởng thức khi đến Hội An vì đó là món ăn đặc trưng góp phần làm nên cái hồn ẩm thực nơi đây. Người ta vẫn thường bảo nhau: Nếu chưa ăn Cao Lầu thì coi như chưa tới Hội An.